Nếu đái tháo đường không được kiểm soát 1 cách hợp lý thì sẽ tạo điều kiện cho các triệu chứng trở nặng hơn, đồng thời từ đó xuất hiện các biến chứng gây nguy hiểm đến cuộc sống hàng ngày cũng như tính mạng của con người. Việc điều trị đái đường với mục đích làm giảm các triệu chứng, bình thường chuyển hóa ,ngăn ngừa biến chứng, đưa đường máu về giới hạn bình thường. Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập, lao động bình thường.
Chế độ ăn uống khoa học hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.
1)Chế độ ăn uống cho người đái tháo đường
Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà axit béo no dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipid không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5 đến10%. Ăn nhiều rau, các loại trái cây có vỏ vỏ trái cây, gạo.v.v… có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột, giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5 đến 2 lít nước 1 ngày. Nên ăn vừa phải protid, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu, ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thân nhất là những bệnh nhân có suy thân. Lượng protit cần thiết ăn 0,7 đến 0,8g/kg/ngày. Khi bệnh nhân đái đường có hội chứng thận hư kết hợp lượng protid thải mất khá nhiều qua đường thân nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4đến 6g/kg/ngày.Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày:
Protide 10 đến 20%.
Glucid 60 đến 70%.
Lipid 15 đến 20%.
2)Ăn thức ăn chứa nhiều glucid, chất xơ.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4đến6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2đến 3g muối/ngày. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 đến 2 bữa phụ
Không chỉ có ăn uống mới ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. việc vận động cơ thể hàng ngày cũng rất quan trọng. Thể dục liệu pháp là 1 trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe.v.v… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch, có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.
3)Đi bộ là 1 liệu pháp vận động nhẹ nhàng, dễ thực hiện.
Cần căn cứ vào tình hình bệnh tật, sức khỏe, giới tính để lựa chọn những phương pháp thích hợp. ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những thói quen sinh hoạt từ trước đấy để lựa chọn các phương pháp phù hợp. Nên lựa chọn các phương pháp mà bản thân thích, an toàn, có thể tập lâu dài như: tập thể dục, đi bộ, chạy chậm, thái cực quyền.v.v…những môn thể thao mang tính chất đòi hỏi nhiều sức như đẩy tạ, điền kinh.v.v…sẽ không có tác dụng tốt nên cần tránh. Khi vận động nhiều nên đề phòng hạ đường huyết. Không nên vận động khi đường huyết quá cao.