Phân bón đối với sức khỏe và môi trường
Tuy dùng phân bón để làm tăng hàm lượng các chất cần thiết trong lương thực thực phẩm không nhất thiết đòi hỏi phân bón cải thiện được "sức khỏe" nhưng lại có vẻ là đúng như vậy. Trước khi biết dùng phân, những bệnh thiếu chất ở người và gia súc rất phổ biến: Suy xương do thiếu P, Thiếu vitamin do không đủ dinh dưỡng thực vật, các bệnh gia súc ăn cỏ do thiếu Cu và Co... Ngoài ra, một số bệnh do virut và vi khuẩn có thể bớt đi do dinh dưỡng được cải thiện. Triển vọng cải thiện tuổi thọ của con người cũng phải xuất phát từ nguyên nhân tối thiểu là có lương thực thực phẩm nhiều hơn và tốt hơn do dùng phân.



Tuy dùng phân nói chung là có tác dụng tốt đến chất lượng lương thực thực phẩm như vậy, nhưng đáng ngạc nhiên là có những người tiêu dùng ở các nước phát triển lại đang đòi hỏi thực phẩm tự nhiên theo nghĩa thực phẩm được sản xuất không chỉ không được dùng hóa chất bảo vệ thực vật mà còn không được dùng các loại phân khoáng nữa.



Đã có thị trường đặc biệt cho các loại sản phẩm "canh tác hữu cơ" này-gọi là "sản phẩm sạch"-chỉ dùng hoặc phân hữu cơ hoặc có phối hợp phân vô cơ thự nhiên như đá photphat. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận miễn là có cơ sở khoa học và không thấy có những yêu cầu quá đáng về chất lượng cao. Ngày nay phương pháp trồng cây bằng thủy canh đang được phổ biến bằng cách dùng dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi. Và vấn đề thực phẩm thủy canh có thực sự sạch đang là vấn đề gây nhiều tranh cải.



Bón phân, chất lượng lương thực thực phẩm và ô nhiễm môi trường

Trong những điều kiện thiếu lương thực thực phẩm thì mục tiêu chính của việc sử dụng phân bón là tạo sản lượng cao dù chất lượng sản phẩm có thể bị giảm và có thể ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Nhưng khi đã sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm hoặc đã có dư ra thì vấn đề chất lượng và ảnh hưởng ô nhiễm đến đất, nước và không khí phải có tầm quan trọng ngang hoặc có khi ngang cả sản lượng.



Ảnh hưởng của việc bón phân đến chất lượng thực phẩm
-N: Được bón đủ sẽ làm tăng lượng và chất của các chất đạm (tạo được nhiều axit amin cần thiết hơn) và một số vitamin nhất là B1; bón dư sẽ làm tăng hàm lượng amit gây mùi khó chịu sau khi nấu hoặc tăng hàm lượng nitrat đến mức không được chấp nhận.-P: Được bón đủ sẽ cải thiện chất lượng đạm và tăng hàm lượng một số vitamin và photphat vô cơ là chất dinh dưỡng quan trọng; một lượng nhỏ urani phóng xạ là tạp chất tự nhiên trong phân P không gây ảnh hưởng gì.-K: Được bón đủ sẽ làm tăng các hidrat carbon nhất là vitamin C; cũng như với P, lượng đồng vị phóng xạ K40 tự nhiên không gây ảnh hưởng gì.-Các chất dinh dưỡng khác: Kết quả tốt nhất sẽ có được khi bón đủ chất ở mức tối ưu. Những chất có thể gây ảnh hưởng ngược lại khi có dư là các kim loại nặng như Zn và Cu. Dùng nước thải sinh hoạt đô thị có thể làm tăng lượng kim loại nặng rất độc là Cd. Chất này cũng có trong phân P nhưng không đáng kể.




Tóm lại, các chất trên đều được tập hợp trong dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi với tỷ lệ và liều lượng phù hợp. Không gây dư và thiều khi bón cho cây.

Phân vô cơ,phân chuồng và sự ô nhiễm môi trường

Trong khi đã thường xuyên xét đến những tác dụng tốt của việc dùng phân đối với môi trường, ngày nay người ta còn chú ý đến cả những yếu tố xấu của nó. Các phân vô cơ và hữu cơ đã bị buộc tội là:

-Tích lũy các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm tỏng đất do phân để lại, ví dụ Cd từ phân phot phat vô cơ hoặc từ phế thải đô thị và công nghiệp.-Tăng lượng dinh dưỡng ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi (gây hại cho cá và các loại động vật thủy sinh khác).-Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.-Làm tăng lượng amoniac không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat hóa phân N dư hoặc bón không đúng chỗ.

Về việc làm đất bị nhiễm kim loại năng độc thì ta dễ dàng chứng minh được là các phân vô cơ chỉ góp phần rất bé so với nước thải đô thị. Tuy nhiên, vì độ phì của đất phải được xem xét trong một thời gian rất dài không phải chỉ trong vài thập kỷ hoặc thế kỉ, nên phải giữ để lượng tăng hằng năm của các chất trên là không đáng kể. Luôn luôn phải kiểm tra các sản phẩm phế thải công nghiệp xem có chứa các chất độc đến mức nào và phải quy định các giới hạn thích hợp.

Hiện tượng đất bị mất chất dinh dưỡng trong nước bề mặt và nước ngầm (chủ yếu là nitrat bị rửa trôi và photphat bị xói mòn) vẫn xảy ra ngay cả khi không dùng phân. Ví dụ nitrat sẽ bị rửa trôi đáng kể:

-Khi dùng dư phân hữu cơ ở dạng lỏng.-Khi hoa màu cần được bón phân rất nhiều.-Khi cày đồng cỏ.
-Khi bón phân với hi vọng đạt năng suất quá cao mà không thực hiện được (kết quả là có dư phân vào cuối thời kỳ trồng trọt).-Khi có một lượng phân N tính đúng nhưng đã không được sử dụng đến mà còn lại trong đất do đã không chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng khác, ví dụ như thiếu các chất dinh dưỡng thứ yếu hoặc thiếu các chất vi lượng.Nói cách khác những mất mát về N đều do dùng phân không đúng cách hoặc chăm sóc cây tồi chứ không phải do việc dùng phân. Hơn nữa cần phải dùng những biện pháp tránh mất đi lượng nitrat còn lại sau khi thu hoạch (không được để đất phơi trần qua mùa đông) và giữ cho đất khỏi bị xói mòn.

Mất nito do bị rửa trôi có thể đạt từ 10-100 hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể tới 150kg/ha tùy cách sử dụng phân có đúng hay không và tùy các phương pháp bảo vệ đã dùng. Ở Đức hiện nay lượng mất trung bình đã được công nhận là 100kg N/ha nhưng với đa số vùng đất chỉ mất khoảng 30-60kg N/ha. Với những nông dân đã bón phân đúng và rất cố gắng để tránh hiện tượng rửa trôi thì những con số trung bình trên là không đúng. Phải tìm hiểu kỹ thuật về quá trình cân bằng N trước khi rút ra những kết luận hấp tấp về thất thoát N.

Mất photphat do bị rửa trôi là không đáng kể (<1kg P/ha) còn mất do bị xói mòn là tại chăm sóc đất tồi chứ không phải là tại dùng phân.



Mua dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh dạng bột tại TP.HCM

Việc khí quyển bị ô nhiễm amoniac chủ yếu là do các phương pháp ủ và rải phân hữu cơ còn thô sơ. Ở Trung Âu, lượng N bị nhiễm là khoảng 10-15 kg/ha còn ở gần vùng chăn nuôi nhiều thì hơn 40 kg/ha. Trong số phân khoáng chỉ có urê và amoni sunphat là có thể bị mất đáng kể NH3 bay hơi. Để giảm mất mát nên bón các phân này vào trong đất hoặc bón trước khi trời mưa hoặc trước khi dẫn nước tưới vào.

Có ý kiến cho rằng nông nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc sinh sản ra N2O qua quá trình nitrat hóa do dùng quá lượng phân N hoặc do bón không đúng cách là vấn đề quan trọng vì khí này tham gia phá hủy ozon trong tầng bình lưu là lớp bảo vệ quả đất chống lại bức xạ tử ngoài . Những ước lượng chính thức cho rằng lượng N mất là 15% hoặc hơn 15% lượng N đã bón đều không sát thực tế; lượng mất mát do khử nitrat trong khoảng 5-10% lượng phân N được bón trong đó chỉ có khoảng 10% là ở dạng N2O là con số thực tế hơn nhất là ở những vùng đất có độ ẩm bình thường.

Do cần phải giảm đến mức thấp nhất độ ô nhiễm môi trường nên nhiều chính phủ đang cố gắng ban hành những luật lệ đặc biệt để giám sát các ảnh hưởng có hại có thể tránh được.