Sống trong cuộc đời này ai cũng mong hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì? Làm sao để đạt đến hạnh phúc? Đó là một câu hỏi lớn. Hạnh phúc là nhà lầu, xe hơi, tiền bạc đầy túi... Vâng, đã có rất nhiều người đã có những thứ đó trong tay nhưng cũng không cảm thấy hạnh phúc, luôn cảm thấy bất an. Vậy hạnh phúc ở đâu và là gì? Chúng ta hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi này trong tác phẩm Flow - Dòng chảy của tác giả Mihaly-Csikszentmihalyi. Sau đây là vài điểm nhấn của tác phẩm này:
+ Trạng thái dòng chảy - trạng thái mà trong đó con người tham gia vào một hoạt động sâu sắc đến mức dường như chẳng còn điều gì khác là quan trọng nữa; bản thân trải nghiệm ấy thú vị đến nỗi, người ta sẽ quyết tâm làm nó dù phải trả một cái giá rất đắt, chỉ bởi lịch ích tự thân khi làm việc đó.
+ Trạng thái dòng chảy không phải là đặc thù của sự giàu có hay những tiện nghi công nghiệp.
+ Sự rối loạn tâm thần - tức là những thông tin xung đột với những ý định hiện có hoặc khiến chúng ta xao nhãng khỏi việc thực những ý định đó.
+ Có hai chiến lược chính mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Một là, cố gắng thay đổi điều kiện bên ngoài sao cho chúng tương thích với các mục tiêu chúng ta. Hai là, thay đổi cách chúng ta trải nghiệm các điều kiện bên ngoài, để khiến chúng tương thích tốt hơn với các mục tiêu của chúng ta.
Xem thêm: Ebook | Review sách | sách vui
+ Mặc dù chúng ta nhận ra rằng thành công về mặt vật chất có thể không mang lại hạnh phúc, song chúng ta vẫn lao vào cuộc chiến không có hồi kết để đạt tới mục tiêu bên ngoài, trông mong rằng chúng sẽ cải thiện cuộc đời mình.
+ Khoái lạc là một phần quan trọng của chất lượng cuộc sống, nhưng tự nó không mang đến hạnh phúc. Chúng không tạo ra sự trưởng thành tâm lý. Chúng không mang thêm tính chất phức tạp cần thiết cho cái tôi. Khoái lạc giúp duy trì trật tự, nhưng tự nó không thể tạo ra một trật tự mới trong ý thức.
+ Tính năng này của dòng chảy là một sản phẩm phụ quan trọng của thực tế là các hoạt động thú vị đòi hỏi phải tập trung hoàn toàn sự chú ý vào nhiệm vụ đang làm, do đó tâm trí không có chỗ cho các thông tin không liên quan.
+ Trong quá trình trải nghiệm dòng chảy, cảm giác về thời gian có liên quan rất ít với kiểu thời gian được đo bằng quy ước tuyệt đối của đồng hồ. Hầu hết các hoạt động mang đến trải nghiệm dòng chảy không phụ thuộc vào thời gian tính trên đồng hồ.
+ Tiềm năng không có nghĩa là thực tế và số lượng không thể nào biến thành chất lượng được. Chẳng hạn như, xem tivi - hoạt động giải trí được lựa chọn thường xuyên nhất ở Mỹ ngày nay, rất hiếm khi dẫn đến điều kiện cho dòng chảy.
+ Những cá nhân đòi hỏi một lượng lớn thông tin bên ngoài để định hình sự hiện diện của thực tại trong ý thức có thể trở nên phụ thuộc nhiều vào môi trường bên ngoài trong việc sử dụng tâm trí của họ. Họ thiếu kiểm soát những suy nghĩ của mình, điều sẽ khiến họ khó khăn trong việc thưởng thức trải nghiệm. Ngược lại, những người cần chỉ một vài tín hiệu bên ngoài để có thể tái hiện sự hiện trong ý thức thì độc lập khỏi môi trường bên ngoài.
+ Làm việc gì đó tốt hơn những gì từng được làm trước đó. Hình thức ban sơ nhất của bộ môn của bộ môn điền kinh nói riêng và các môn thể thao nói chung, là để phá vỡ giới hạn của những gì mà cơ thể làm được.
+ Những điều tốt đẹp trong cuộc sống không chỉ đến thông qua các giác quan. Một số trải nghiệm hưng phấn nhất chúng ta từng trải qua được tạo ra trong tâm trí, kích hoạt bởi những thông tin thử thách khả năng tư duy của chúng ta, thay vì việc sử dụng các kỹ năng của các giác quan.
+ Những gì người này thấy trong một bức tranh không chỉ là một hình ảnh, mà còn là một “cỗ máy tư tưởng” bao gồm những cảm xúc, niềm hy vọng và ý tưởng của họa sỹ - cũng như tinh thần của văn hóa và giai đoạn lịch sử mà anh ta đã sống. Với sự chú tâm và cẩn trọng, người ta có thể nhận ra một chiều kích thích tương tự với hoạt động thể chất bên ngoài điền kinh, ẩm thực, hoặc tình dục.
+ Cách một người đối phó với sự cô độc tạo nên mọi sự khác biệt. Nếu ở một mình được nhìn nhận như là cơ hội để hoàn thành các mục tiêu không thể đạt được trong sự bạn bè với người khác, thì thay vì cảm thấy cô đơn, người ta sẽ thích sự cô độc và có thể học các kỹ năng mới trong quá trình này. Ngược lại, nếu cô độc được coi là điều kiện cần tránh bằng mọi giá thay vì là một thách thức, người đó sẽ hoảng loạn và sẽ cầu đến những cách đánh lạc hướng mà không thể dẫn đến những mức độ phức tạp cao hơn.
Trên đây là những nhận xét, đánh giá của cá nhân mình. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua. Nếu đọc bài review mà thấy hay mong các bạn mua sách gốc ủng hộ tác giả nhé.