Khi bé chào đời không chỉ mang lại niềm vui cho các bậc cha mẹ, ông bà , anh chị trong gia đình mà còn cả họ hàng, bạn bè. Mọi người thích cưng nựng bé. Nhưng có một số kiểu người mà mẹ của bé nên cương quyết không cho gần và chơi với bé nhé.


[IMG]attachments/1400288507-nhung-dieu-can-tranh-khi-cam-soc-tre-so-sinh-p1-1-jpg.5648/[/IMG]

Người thích hôn má, hôn môi trẻ sơ sinh

Em bé sơ sinh có đề kháng rất yếu, khả năng nhiễm bệnh của bé rất cao. Trong mỗi người luôn tồn tại virut Herpes simplex và khi người lớn hôn má và hôn môi trẻ đã vô tình lây cho trẻ virut này.

Virus Herpes simplex là một loại virus phổ biến gây mụn rộp ở môi, mắt, tay, chân và thậm chí cả bộ phận sinh dục ở người lớn. Tuy nhiên virus này lại có thể gây ra biến chứng rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Nếu nụ hôn của những người bị nhiễm virus Herpes simplex lây sang cho trẻ, nó có thể gây suy hô hấp, co giật, vôi hóa não và dẫn đến tử vong. Nhiều người lớn không có kiến thức về điều này, mẹ cần phải mạnh mẽ từ chối những nụ hôn dành cho con mình.

Người trang điểm đậm, dùng nước hoa

Trong mỹ phẩm của người sử dụng luôn chứa một lượng dù ít hay nhiều các hóa chất như chì, thủy ngân hay các chất khác. Nếu hóa chất này tiếp xúc với da bé có thể gây cho trẻ bị viêm da di ứng, nhiễm độc hay một số bệnh về da khác vì làn da bé rất nhạy cảm và mỏng manh, sức chịu đựng của làn da rất yếu.

Những bà mẹ hay trang điểm khi đi làm thì nên lưu ý khi tiếp xúc với bé vì khi đó mẹ đã vô tình tiếp tay cho những căn bệnh trên da của bé vì vậy khi đi làm về các mẹ nên tẩy lớp trang điểm của mình sạch sẽ và vệ sinh vú trước khi cho bé ậm ti nhé. Ngoài ra khi sử dụng các mùi mỹ phẩm quá nặng mùi khiến cho trẻ không cảm nhận được mùi riêng của mẹ dẫn đến trẻ có cảm giác lạ lẫm, chán bú mẹ. Vì vậy khi ai đó tới chơi mà trang điểm quá đậm hay sử dụng nước hoa quá nồng thì mẹ bé nên yêu cầu không nên bế quá lâu.

Người bị cảm cúm

Không những trong thời kỳ mang thai người mẹ nên tránh những người bị cảm cúm mà ngay khi trẻ ra đời thì các mẹ cũng tránh không cho trẻ tiếp xúc nhé vì khả năng miễn dịch của trẻ còn yếu, sức đề kháng chưa cao khiến cho trẻ bị nhiễm những virut cảm cúm, thậm chí có thể gây nên viêm phổi, viêm phế quản.

Lưu ý khi mẹ bị cảm cúm thì nên giảm tối đa thời gian bên trẻ và khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang tránh xúc trực tiếp hơi thở của mẹ và rửa tay bằng xà phòng. Và khi đó thì nên để trẻ ở phòng thoáng khí, có gió để giảm được nồng độ virut trong phòng.

Người hút thuốc lá



[IMG]attachments/1400126448-thuoc-la-3-jpg.5647/[/IMG]

Hít phải khói thuốc lá cũng khiến trẻ bị suy phổi và chậm phát triển trí não (ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ thì khỏi thuốc không tan trong không khí mà loãng dần ra hòa vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được. Khi có người hút thuốc trong phòng thì lượng khói thuốc tỏa ra trong phòng rất ảnh hưởng tới trẻ vì khi đó trong phòng không gian quá hạn hẹp không thể giúp làm loãng lượng khỏi thuốc được.

Khói thuốc có thể gây ra các bệnh về hô hấp, ảnh hưởng tới não và đường ruột của trẻ. Như về bệnh đường hô hấp, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ nhiễm lao phổi, khởi phát cơn hen, viêm phế quản, viêm phổi, … hay làm trẻ thường xuyên ho, sổ mũi.

Người bị bệnh răng miệng

Tại sao không nên để người mắc bệnh răng miệng tiếp xúc với trẻ? Người lớn thông thường mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng hay sâu răng. Những khi răng miệng gặp vấn đề, có một số lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh sẽ tồn tại miệng. Khi tiếp xúc với em bé, những vi khuẩn này sẽ theo đường không khí hoặc tiếp xúc hôn, chạm môi vào miệng của bé, lây bệnh và tạo ra các biến chứng khác..

Bị tiêu chảy

Những người bị tiêu chảy mẹ cũng nên hạn chế cho tiếp xúc với trẻ sơ sinh. Nhiều loại vi khuẩn đường tiêu hóa, chẳng hạn như E. coli, hay Helicobacter pylori là vi khuẩn truyền nhiễm, mặc dù là truyền nhiễm qua đường ruột nhưng các vi khuẩn gây bệnh cũng tồn tại ở miệng. Vì vậy khi một người nào đó bị tiêu chảy hoặc loét dạ dày cũng có khả năng làm tăng nguy cơ em bé bị tiêu chảy.

Người bị viêm gan

Viêm gan A lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng và tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống. Viêm gan B lại lây truyền thông qua tiêm, truyền máu hoặc các sản phẩm máu. Chính vì vậy, đối với người bị viêm gan thì việc tiếp xúc gần gũi và nước bọt, nước mắt đều là không an toàn với trẻ nhỏ.